Nhân viên dị ứng teambuilding, sếp nhân sự khổ miên man vì 'trên đe dưới búa'
Theo Engadget, tại sự kiện CES 2025, Intel đã chính thức ra mắt dòng chip xử lý mới nhất của hãng, gồm Core Ultra 200H và 200HX. Cả hai đều là chip AI được thiết kế dành riêng cho laptop mỏng nhẹ hiệu năng cao và laptop gaming.Dòng chip Core Ultra 200H, với đại diện tiêu biểu là Core Ultra 9 285H, sở hữu 16 nhân (gồm 6 nhân hiệu năng, 8 nhân hiệu quả và 2 nhân tiết kiệm điện) và đạt tốc độ xung nhịp tối đa lên đến 5,4 GHz. Đặc biệt, chip này còn được tích hợp 8 nhân GPU Intel Arc.Trong khi đó, dòng chip Core Ultra 200HX hướng đến hiệu năng cao cấp hơn, phục vụ cho nhu cầu chơi game và xử lý tác vụ nặng. Phiên bản Core Ultra 9 285HX cao cấp nhất có đến 24 nhân (8 nhân hiệu năng và 16 nhân hiệu quả) và xung nhịp tối đa đạt 5,5 GHz. Tuy chỉ có 4 nhân GPU Intel, nhưng dòng chip này được thiết kế để hoạt động cùng với card đồ họa rời từ NVIDIA hoặc AMD, mang đến trải nghiệm gaming đỉnh cao trên laptop.Intel cho biết các thiết bị sử dụng chip Core Ultra 200H và 200HX sẽ được ra mắt trong quý đầu tiên của năm 2025. Đây cũng là thời điểm các mẫu máy tính để bàn sử dụng chip Core Ultra 200S được bán ra thị trường.Việc ra mắt dòng chip mới này được xem là động thái 'phản đòn' của Intel trước những đối thủ cạnh tranh như AMD, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu của hãng trong lĩnh vực công nghệ chip xử lý.Kendall Jenner tiết lộ bí quyết làm đẹp để có làn da triệu người mơ ước
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Nông dân đổi đời nhờ nuôi sò huyết
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Cao Cường đã công bố Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Giang và Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về công tác cán bộ.Theo đó, thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ. Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; các ông Cự Minh Long, Trần Đức Nghĩa giữ chức phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT. Ông Hoàng Nhị Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT, được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-MT; các ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Tấn Sơn, Trịnh Văn Bình, Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Dũng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Bà Phạm Kiều Vân, Giám đốc Sở Tài Chính, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài Chính; các ông, bà Bùi Mạnh Tuyên, Đào Thị Thu Loan, Sèn Thăng Long, Vũ Văn Hồng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng. Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Xây dựng, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; các ông, bà Lê Minh Đức, Triệu Sơn Tiến, Nông Văn Hưng, Cù Duy Man, Nguyễn Thu Thủy giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN. Ông Phan Đăng Đông, Giám đốc Sở KH-CN, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở KH-CN; các ông Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Văn Hưng, Lã Đình Điền, Trần Kim Ngọc giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ. Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ; các ông Lê Văn Đạt, Trần Trọng Thủy, Dinh Chí Thành giữ chức phó giám đốc.Thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hà Giang, ông Ấu Quốc Công, Phó giám đốc Sở TN-MT, giữ chức Giám đốc Trung tâm. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng bổ nhiệm ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ; ông Nguyễn Trung Ngọc, Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành trong tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết 18.Ông Hầu A Lềnh cho rằng, kết quả này mới chỉ là bước đầu, do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị để sớm ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động hiệu quả theo mô hình mới; dồn sức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giá cà phê Tây nguyên tăng nhẹ khoảng 500 đồng/kg. Tại Đắk Nông và Đắk Lắk là 101.000 đồng/kg, Gia Lai 100.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 100.000 đồng/kg.
Bóng đá phía Nam tụt hậu, cái kết được báo trước!
Tương tự, đại diện Công ty TNHH Cà phê Ngon, một DN từ Ấn Độ, cũng cho biết dù là một trong những DN đầu tư sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất VN và đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nhưng công ty cũng đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn cung hạn chế và giá tăng quá cao. "Chúng tôi đang xem xét việc nhập khẩu cà phê từ Brazil để phục vụ sản xuất. Brazil cũng đang mở rộng diện tích trồng cà phê robusta và sản lượng có thể bằng hoặc vượt VN trong một vài năm tới".